Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 7 2018 lúc 14:26

●   Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.

●   Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát.

●   Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”.

●   Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 7 2018 lúc 6:11

Bài thơ có cấu trúc trùng điệp: lặp lại lời và lặp câu. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu thơ: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ (....) và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi. Lặp nhịp: Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng 4/4. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru gần với loại hình âm nhạc. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 9:27

- Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.

- Mang nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

- Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 9 2017 lúc 15:19

Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái

Khác nhau:

●   "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ Tà Ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.

●   "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 2 2018 lúc 11:17

- Tác phẩm thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc qua đó bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 12 2018 lúc 6:53

Bài thơ được in trong tập “Đất và khát vọng” (1984). Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 3 2017 lúc 13:35

●   Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là “những em bé”. Đây là cách khái quát trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết một bà mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Nhiều bà mẹ, nhưng chỉ để nói về một người mẹ.

●   Nhan đề của bài thơ do đó cũng là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 11 2019 lúc 10:54

●    Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

●    Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên – Huế trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1964, ông về lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ.

●    Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: tập thơ : Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974)

Bình luận (0)
Nam Nhất
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
13 tháng 3 2022 lúc 7:49

Bài 3:

Mặt trời mọc ở trên cao là thứ quan trọng của mọi vật , còn đối với người mẹ thì đứa con nằm trên ngủ lưng mới là mặt trời quan trọng nhất đối với người mẹ .

Bài 4:

Sắp đến Tết, bố em mua về một chậu mai tứ quý rất đẹp. Chỉ cần nhìn thôi, là đã thấy không khí Tết ngập tràn.

Cây không quá cao, chỉ chừng 70cm, được trồng trong chiếc chậu đất nung màu đỏ, cao đến đầu gối của em. Kích thước ấy vừa đủ để đặt ở giữa phòng khách. Thân cây to chừng ba ngón tay, được uốn theo hình xoắn ốc rất đẹp. Từ thân chính, các cành, nhánh nhỏ mọc ra hướng bên ngoài. Khiến cả cây mai trông như một tòa núi nhỏ. Vì cây đang độ ra hoa nên khá ít lá. Chủ yếu là những chiếc lá non vừa mọc sau mùa trảy lá. Lá mai chỉ lớn chừng cái muỗng con, khá mỏng, màu đồng. Già hơn nữa thì màu xanh ngọc. Đẹp nhất, nhiều nhất là hoa mai. Mai mọc dày thành từng chùm, từng cụm. Vừa có nụ lại vừa có bông. Nhờ nở luân phiên như thế mà người ta có thể chơi mai trong cả tháng mùa xuân. Đóa mai tứ quý lớn chừng quả quất, gồm có năm cánh. Cánh mai mỏng và mềm mịn cứ như da em bé. Nó mang một sắc vàng tươi rực rỡ, như ánh nắng của mùa xuân. Chính bởi tông màu tươi mới ấy, mà mai tứ quý trở thành biểu tượng của Tết.

Ngay sau khi bố đặt cây mai ở phòng khách. Em đã rất háo hức chờ được trang trí cho cây. Nào là câu đối, bánh chưng, đĩnh vàng… rồi cả đèn nhấp nháy nữa. Nhìn ngắm cây mai, em càng cảm thấy rộn ràng không khí mùa xuân.
Bình luận (0)